Quả mút gai vệ sinh đường ống:
+ Được cấu tạo gồm 3 phần chính:
– Phần lõi: được sản xuất và chế tạo bằng vật liệu đặc biệt là Mút PU không đồng nhất xốp ở bên trong lõi đặc hơn khi ra ngoài bề mặt qua đó vừa tạo độ mềm của quả mút gai và vẫn có khả năng tạo độ dai và bền hơn các loại mút thông thường.
– Phần vỏ: được phủ một lớp keo PU chống thấm nước bảo vệ quả mút gai trong quá trình sử dụng, Phần đỉnh và đáy được phủ keo dầy hơn phần thân để tạo độ kín khít với đường ống khi sử dụng qua đó hiệu quả sẽ cao hơn do không làm tiêu hao áp lực nước qua quả mút, phần thân được phủ lớp keo mềm giúp quả mút có thể thu hẹp lại đường kính tối đa bằng1/2 lần đường kính ban đầu qua đó giúp quả mút đi nhanh hơn dễ dàng đi qua được các phụ kiện đường ống.
– Lớp chải gai: được phủ bên ngoài thân quả mút gai hình dạng xoắn tạo độ nhám cho quả mút làm tăng khả năng xử lý các cặn bẩn lâu ngày bám vào thành ống.
1.Công tác khảo sát tuyến ống cần súc xả
Khảo sát tuyến ống cần súc xả:
– Xác định điểm đầu, điểm cuối tuyến.
– Xác định trên tuyến có bao nhiêu phụ kiện
– Kiểm tra xác định lưu lượng nước trên tuyến có ổn định hay không.
– Tuyến ống cần súc xả phải đồng nhất đường kính ống theo quy chuẩn.
– Kiểm tra đường thoát nước tại vị trí đầu và cuối tuyến cần súc xả.
2.Công tác chuẩn bị trước khi súc xả
Chuẩn bị phương án ngừng cấp nước tại tuyến ống cần súc xả.
(Khoá toàn bộ van khoá tại những điểm đấu nối vào tuyến ống)
– Chuẩn bị phương án thoát nước tại điểm đầu, cuối.
– Chuẩn bị máy nén khí, bơm tăng áp khi cần sử dụng.
– Chuẩn bị các vật tư thay thế khi tháo lắp các phụ kiện đường ống để lắp đặt quả mút.
Bước 1: Xác định vị trí tuyến ống cần súc rửa. Vị trí đặt quả mút gai có thể đoạn ống nối nằm ngay sau van chặn tuyến.
Bước 2: Nạp quả mút gai vào đầu ống cần làm sạch. ( Nếu trên tuyến ống chưa có Tê nạp hoặc Y nạp, có thể tháo đoạn mối nối,van xả khí,… để nạp thiết bị )

Bước 3: Sử dụng áp lực nước hoặc khí để đẩy quả mút gai qua ống (áp lực tối thiểu 1,5 bar). Quá trình này sẽ giúp loại bỏ các cặn bã và tạp chất bên trong ống dẫn.
Bước 4: Kiểm tra kết quả sau khi hoàn thành quá trình làm sạch và lặp lại nếu cần thiết.

3.Kinh nghiệm sử dụng quả mút gai vệ sinh đường ống
***Quả mút bị tắc: (quan sát nước ở đầu ra quả mút không chảy hoặc tự chảy yếu, áp lực đầu đẩy tăng)
Phương Án 1: Tăng thêm áp lực bơm trên tuyến để đẩy quả mút đi tiếp.
Phương Án 2: Khi áp lực trên tuyến đạt ngưỡng mà quả mút vẫn bị tắc thỉ sẽ sử dụng thêm bơm tăng áp hoặc máy nén khí để tăng thêm áp lực đường ống đẩy quả mút.
Phương án 3: Khi cả 2 phương án trên đểu không có tác dụng, dùng bơm tăng áp hoặc máy nén khí tăng áp ngược lại phía đầu ra quả mút đồng thời mở đường nạp quả mút ban đầu vào để đẩy ngược quả mút trở lại vị trí cửa nạp.
- Lưu Ý: Áp lực tăng thêm khi sử dụng bơm tăng áp hoặc máy nén khi không được vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn chịu áp của tuyến ống cần súc xả.
***Đường ống lâu ngày nhiều cặn bẩn
Bước 1: Chia thành những đoạn ngắn 300-500 mét để vệ sinh theo từng đoạn. Thực hiện quá trình súc xả bằng quả mút nhiều lần để đường ống đạt hiệu quả làm sạch cao nhất.
Bước 2: Sử dụng quả mút trơn mềm cho lần đầu tiên súc xả để thăm dò + làm sạch đoạn ống cần làm sạch sau đó sử dụng quả mút có gai một hoặc nhiều lần để làm sạch + đánh bay cặn bẩn lâu ngày bám trên đường ống.
Bước 3: Sau khi quả mút ra khỏi đường ống tiếp tục bơm để làm sạch đường ống đến khi nước sạch trở lại.